Secondary education là gì và các bậc học tại Mỹ

Mỹ là quốc gia phát triển hàng đầu thế giới, đồng thời cũng là nước có nền giáo dục cực kỳ phát triển được nhiều quốc gia khác học tập và áp dụng theo. Trong quá trình giảng dạy, có nhiều cấp bậc được phân ra để phù hợp với trình độ học sinh khác nhau. Hôm nay OEC GLOBAL EDUCATION sẽ cùng với bạn tìm hiểu Secondary education là gì và các bậc học tại Mỹ nhé!

Chương trình giáo dục phổ thông tại Mỹ

Giống với hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, Mỹ cũng có hình thức giáo dục phổ thông, hầu hết mọi người đều hoàn thành quá trình giáo dục này.

[related_posts_by_tax title=""]
Mỹ cũng có hình thức giáo dục phổ thông

Mỹ cũng có hình thức giáo dục phổ thông

Đầu tiên là hình thức giáo dục không bắt buộc cho cho các em nhỏ “trước tuổi đến trường” (preschool), học sinh sẽ thuộc lứa tuổi lên 3 hoặc 4.

Tiếp theo quá trình phổ cập giáo dục ở Mỹ kéo dài khoảng 12 năm, từ 5 tuổi đến 16 tuổi. Trong đó:

Giáo dục tiểu học (từ 5 đến 11 tuổi) được chia làm hai bậc là “infant” học trong 2 năm và “junior” học trong 4 năm. Khi lên 7 tuổi, học sinh bắt đầu được học dạy môn học chính, đồng thời cũng được khuyến khích tham gia các môn ngoại khóa như Khoa học máy tính, Nghệ Thuật hay Âm nhạc.

Bậc giáo dục trung học – upper secondary school (tuổi từ 11 đến 16) được rất nhiều trường cung cấp. Một số trong đó có thể kể đến như trường phổ thông hỗn hợp (comprehensive school – có nhiều chương trình học và thời gian khác nhau để học sinh lựa chọn), trường chuyên các chương trình ứng dụng thực tế hơn lí thuyết (modern secondary school), trường kỹ thuật (Technology College) hay trường chuyên (Grammar school).

Sau khi đã nhận bằng phổ thông trung học GCSE và có kết quả năm môn từ A* đến C, học sinh có thể đăng kí học chương trình sau phổ thông kéo dài 2 năm để nhận Chứng chỉ A level (General Certificate of Education Advanced Level). Khi có kết quả của cả hai lăm học chứng chỉ A học sinh có thể vào đại học để tiếp tục học.

Secondary education có nghĩa là gì?

Secondary education tiếng Việt là gì? Hiểu một cách đơn giản Secondary education chính là giáo dục trung học, là bậc học ngay sau khi học tiểu học và được các trường trung học cung cấp. Secondary education thuộc hệ thống giáo dục của Mỹ và được chia thành nhiều cấp bậc khác nhau tương ứng với các độ tuổi của học sinh.

 Secondary education là giáo dục trung học

Secondary education là giáo dục trung học

Chương trình phổ cập kiến thức này được diễn ra bắt buộc trên thế giới và Mỹ cũng không ngoại lệ. Chỉ một vài số ít quốc gia trên thế giới chỉ có bậc giáo dục tiểu hoặc giáo dục cơ bản là bắt buộc.

Những cấp học của Secondary Education

Chương trình Giáo dục phổ thông trung học (Secondary education) ở Mỹ thường được chia thành nhiều cấp bậc, học sinh phải hoàn thành những cấp bậc trước thì mới được học những bậc học phía sau. Các cấp bậc được phân chia cụ thể như sau:

  1. Trường cấp 2 (Middle School): Học sinh theo học từ lớp 5 – lớp 8.
  2. Trường trung học cơ sở (Junior High School): Học sinh có thể theo học từ lớp 7 – lớp 9.
  3. Trường cấp 3 (Senior High School): Tại đây học sinh có thể theo học từ lớp 10 – lớp 12.
  4. Trường cấp 3 học 4 năm: Học sinh thường được học từ lớp 9 – lớp 12.

Ngoài ra, các trường trường đào tạo Giáo dục phổ thông trung học (Post-secondary Education) cũng khá đa dạng. Trong đó có một số trường nổi bật sau đây:

  • Trường Cao đẳng sơ cấp (Junior College).
  • Trường Cao đẳng cộng đồng (Community College).
  • Trung học chuyên nghiệp (Professional School).
  • Học viện chuyên môn (Specialized Institution).
  • Trường Đại học Giáo dục đại cương (Liberal College).
  • Trường Đại học tổng hợp (Comprehensive University).
  • Trường Đại học nghiên cứu (Research University).
Secondary education được chia thành nhiều bậc học

Secondary education được chia thành nhiều bậc học

Sự khác biệt Secondary Education ở Việt Nam và Mỹ

Thời gian bắt đầu các cấp học sớm hơn

Học sinh ở Mỹ thường bắt đầu học cấp 3 từ lớp 9, có một vài trường học sinh bắt đầu học từ lớp 10 cho đến hết lớp 12. Tên gọi các lớp cụ thể là:

  • Học sinh khối lớp 9 được gọi là freshman.
  • Học sinh lớp 10 là sophomore.
  • Học sinh lớp 11 là junior.
  • Học sinh lớp 12 là senior.

Số môn học chính

Mặc dù là một quốc gia phát triển hàng đầu nhưng các môn học chính hay môn học bắt buộc tại các trường cấp 3 sẽ khiến bạn bất ngờ đấy. Và số môn học bắt buộc tại đây là 5 môn học, thời gian học cũng khác hẳn hoàn toàn với chương trình học tại Việt Nam và có những môn tại Việt Nam thì chúng không được quan tâm nhiều lắm. % môn học chính tại Mỹ như sau:

  • Khoa học: Thời gian tối thiểu học là 3 năm, các môn học sinh phải học thường là Hóa học, Sinh học và Vật lý. Ở Việt Nam thì những môn học này được tách ra thành các môn riêng biệt.
  • Toán: Thời gian học tối thiểu là 4 năm.
  • Văn học: Thời gian học tối thiểu là 3 năm.
  • Khoa học xã hội: Thời học tối thiểu là 3 năm, các môn học thường là: Các khóa học về Kinh tế, Chính phủ và Lịch sử.
  • Giáo dục thể chất: Thời gian học tối thiểu mà các học sinh cần học là 1 năm. Môn học này không được quá coi trọng tại Việt Nam.

Có thể lấy tín chỉ đại học ngay

Một điều thú vị khác không giống với các trường Secondary education tại Việt Nam đó là có khá nhiều trường cấp 3 ở Mỹ, đặc biệt là các trường dự bị đại học sẽ có các khóa học AP (Advanced Placement) hay IB (International Baccalaureate – Bằng tú tài quốc tế). Các khóa học này sẽ giúp học sinh rút ngắn được thời gian và chi phí học đại học sau này rất nhiều.

Tuy nhiên, chương trình học được đào tạo này khá nặng, học sinh phải tiếp thu một lượng lớn kiến thức, khá giống với hình thức trường chuyên, lớp chọn. Nhưng khi hoàn thành được khóa học này thì có rất nhiều trường Đại học chấp nhận kết quả này và coi như bạn đã hoàn thành năm học Đại học đầu tiên.

 Học sinh có thể lấy tín chỉ đại học

Học sinh có thể lấy tín chỉ đại học

Các hoạt động ngoại khóa rất được coi trọng

Một điểm khác biệt nữa giữa Việt Nạm và Mỹ là các trường ở Mỹ rất coi trọng việc giáo dục toàn diện, điểm số cũng rất quan trọng và các hoạt động ngoại khóa cũng được sắp xếp vào quá trình học.

Mặc dù những hoạt động ngoại khóa như chơi thể thao, tham gia các hoạt động cộng đồng, các câu lạc bộ,… không được tính vào kết quả GPA của bạn. Nhưng nó lại là một điều kiện quan trọng khi học sinh nộp hồ sơ apply vào High school, vào đại học ở Mỹ sau này hay các chương trình Hỗ trợ tài chính toàn phần tại Mỹ. Vì vậy với những bạn học sinh tại Việt Nam đang có ý định du học Mỹ thì cần đặc biệt chú ý đến khía cạnh này.

Cơ hội bình đẳng cho học sinh đặc biệt

Những học sinh bị khuyết tật tại Mỹ sẽ được đối xử bình đẳng hơn, hầu hết các tường công và trường tư ở Mỹ đều sẽ nhận những học sinh khuyết tật vào học. Không giống như Việt Nam những trường hợp này sẽ được chuyển đến những trường giáo dục đặc biệt, phù hợp với những khuyết tật của học sinh. Tại Mỹ các trường đều tạo cơ hội để các học sinh này được học tập giống như tất cả các học sinh khác.

 Có nhiều sự khác biệt giữa giáo dục Việt Nam và Mỹ

Có nhiều sự khác biệt giữa giáo dục Việt Nam và Mỹ

Trên đây là bài viết Secondary education là gì và các bậc học tại Mỹ. Hy vọng những thông tin trên đã giúp ích cho bạn hiểu biết hơn về chường trình đào tạo của Mỹ. Nếu còn thắc mắc về các chương trình học này bạn có thể liên hệ với OEC GLOBAL EDUCATIONhoặc truy cập vào website https://oecglobal.com.vn để biết thêm chi tiết.