Cho dù đi du học là ước mơ của rất nhiều bạn trẻ, dẫu vậy, rất nhiều bạn vẫn rất lo lắng khi muốn đi du học nhưng không có tiền. Vậy thì hãy đọc tiếp nhé, vì bài viết sau là dành cho bạn.
OEC Global Education đã nhận được câu hỏi của rất nhiều bạn trẻ, về ước mơ du học và nỗi lo về cơm áo gạo tiền, về môi trường mới. Tuy nhiên, việc đi du học thật sự không khó như bạn nghĩ, miễn là bạn đủ quyết tâm và tìm hiểu kỹ các câu hỏi dưới đây.
Đi du học để làm gì?
Nghe hai chữ “du học” thì lý thuyết mười mươi là đi để du học. Nhưng bạn phải hỏi bản thân mình nhiều hơn thế. Ví dụ như học gì? Học ra sao? Đây là câu hỏi đầu tiên nên đặt ra, vì nó sẽ dẫn tới những điều tiếp theo.
- Bạn có thể sẽ học bao nhiêu năm?
- Bạn muốn học xong quay về nước hay muốn định cư ở lại?
- Bạn muốn học có bằng đẹp và kiến thức tốt để nghiên cứu tiếp lên cao, hay học cho có bằng nước ngoài?
Bạn chủ yếu muốn đi “du” là chính chứ không phải “học”, nghĩa là bạn muốn học những điều bên ngoài trường đại học hơn là vào sách vở.
Những điều trên sẽ góp phần định hướng cho bạn nên học trường nào, ở đâu, và kinh hphí tầm bao nhiêu thì phù hợp nhất.
Chọn trường đi du học như thế nào?
Sau khi trả lời loạt câu hỏi ở mục số 1, sẽ tìm ra được vài điểm cần lưu ý cho mục số 2. Nếu con đường của bạn là học thuật, hay quyết tâm học ở trường có tiếng, hãy chọn trường có ranking cao ở nước đó. Đừng lo nếu muốn đi du học nhưng không có tiền, vì các trường danh tiếng cũng thường có học bổng đãi ngộ cho sinh viên.
Nếu chỉ muốn đi du học để có cơ hội học thêm nhiều thứ khác, không quá quan trọng “bằng son con dấu đỏ”, thì hãy chọn trường trung bình, hợp sức học. Đừng chọn vì bạn mình đang học trường đó, cũng đừng chọn vì cậu mợ cô dì giới thiệu. Hãy chỉ chọn khi bạn tìm hiểu rõ về trường sắp sửa nhập học, quy định của trường, và chọn vì bạn nghĩ bạn có đủ khả năng học ở đó!
Một điều liên quan nữa là chọn trường phải liên quan tới ngành mình muốn theo đuổi. Hãy nghĩ nhé. Hãy tìm hiểu thế mạnh của trường bạn đang muốn đi, xem xét nó có hợp với thứ mình muốn không. Dù trường nó có mang mác “bách khoa” đi nữa thì chắc chắn cũng có một ngành thuộc hàng top, nó sẽ lợi nhiều cho bạn về sau trong khi học và sau khi ra trường heng.
Hãy thử tìm hiểu thứ hạng và độ uy tín của trường, qua bảng xếp hạng giáo dục của đất nước đó, hoặc qua tổ chức kiểm định giáo dục của đất nước đó, hoặc chính xác là qua bạn bè đã và tại các trang uy tín về du học như OEC Global. Điều này rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng tới chất lượng dạy và học.
Ví dụ tại Mỹ có cả ngàn trường kể cả trường công, trường tư và trường cộng đồng… chắc chắc chất lượng và quy mô cũng ít nhiều khác nhau. Nếu bạn muốn đi nước nào, nên tìm hiểu trước về hệ thống giáo dục của nước đó, hệ thống bằng cấp, tín chỉ, yêu cầu chung… rồi đến nơi chất lượng trường nhé. Bạn thấy đấy, muốn đi du học nhưng không có tiền đã là một nỗi lo, nhưng có tiền mà không lựa chọn đúng lại càng “nguy hiểm” hơn nữa, phải không nào?
Muốn đi du học bằng học bổng phải làm sao?
Thường có những nguồn học bổng chính sau đây:
– Chính phủ Việt Nam (thường có cam kết quay về phục vụ đất nước sau khi tốt nghiệp hoặc phải bồi thường hợp đồng) – đề án 911 .
Có thể xem thêm ở trang của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cục Đào tạo với nước ngoài, hoặc trang gợi ý này của các đầu báo. Đơn giản và mênh mông nhất vẫn là Google nhé.
– Thứ hai là Chính phủ nước mình muốn đi. Ví dụ như một số nước rất thoải mái khi xét học bổng cho các quốc gia đang phát triển, tiêu biểu như Úc, Phần Lan và Đức… Hãy tham khảo nhé.
– Thứ ba là học bổng từ chính trường mình muốn đi. Tuy nhiên, phải cẩn thận vì đôi khi “học bổng” chỉ là một khoá học tặng kèm, vì vậy, hãy chắc rằng mình đã tìm hiểu thật là kỹ rồi nhé.
– Thứ tư là học bổng từ phía các tổ chức giáo dục quốc tế. Các quỹ như Ford, World Banks… luôn có học bổng cho tân học sinh. Mặc dù mức đãi ngộ lớn, nhưng khá là khó khăn trong việc xét nhận, nên bạn cần kiên trì nhé.
Chuyện tài chính khi đi du học?
“Mình có thể vừa học vừa làm, rồi lấy tiền làm đi học, cha mẹ khỏi lo!” – đó là suy nghĩ của rất nhiều người muốn đi du học nhưng không có tiền, hoặc quá đề cao suy nghĩ làm thêm ở ngoại quốc. Đây là suy nghĩ tích cực, tuy nhiên, nên nhớ rằng, sống xa nhà và bắt đầu mọi thứ ở môi trường mới bao giờ cũng khó khăn hơn rất nhiều.
Nên hãy chuẩn bị trước cho mình một số tiền nhất định trước khi đi du học. Nếu vay mượn thì phải nghĩ nghiêm túc mình sẽ trả bằng cách nào sau khi học xong, nếu không thể tìm việc thì mình có thể tự tạo việc làm hay không? Có chấp nhận làm nhiều công việc khác nhau hay không? Thời gian cân bằng giữa làm việc, học tập và nghỉ ngơi như thế nào?…
Hãy suy nghĩ thật nghiêm túc về chuyện tài chính du học. Nếu một người sẵn lòng cho bạn mượn hết tiền mà học, hãy nghĩ đến lúc họ đột ngột cần và đòi lại số tiền đó. Vì vậy, dù biết rằng vấn đề muốn đi du học nhưng không có tiền là vấn đề làm bạn rất trăn trở, nhưng hãy tin rằng, với sự nỗ lực nghiêm túc thì không gì là không thể. Và thêm nữa, tất cả mọi thành công đều đến từ sự chuẩn bị kỹ càng, niềm tin và cả kỹ năng xuất phát từ chính bạn.